Nạo vét, khơi thông tăng cường khả năng thoát lũ sông Cổ Cò, Quảng nam

Nhà đầu tư BT : Công ty cổ phần Khoáng sản Đất Quảng Chu lai Tư vấn lập Dự án và thiết kế BVTC : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Đường Việt    Theo Đại Nam nhất thống chí, Lộ Cảnh Giang tức là Sông Cổ Cò nằm cuối 2 huyện Diên Phước và Hòa Vang. Sông này từ xã Thanh Châu chảy ra phía Bắc đến phái Tây núi Tam Thai tức là Núi Non Nước rồi nhập với sông Cẩm Lệ.
    Thế kỷ 17 được coi là thời kỳ huy hoàng của quá trình giao thương buôn bán tại Hội An và các thương nhân Nhật Bản lẫn Trung Hoa, lúc bấy giờ thường sử dụng thủy lộ này để ra vào Đà Nẵng – Hội An. 
    Từ cuối thế kỷ 19, sông Cổ Cò bắt đầu bị bồi lấp, nước sông cạn, tàu thuyền không đi lại được.
    Toàn bộ Sông Cỏ Cò có chiều dài là 19 Km trong đó có 9 Km qua địa phận Đà Nẵng (hiện nay đã được khơi thông cơ bản, chỉ còn khoảng 1,2 Km giáp ranh Đà Nẵng, Quảng nam).
    Ý tưởng khơi lại dòng sông lịch sử đã hình thành, 2 chính quyền của Tỉnh Quảng nam và Đà Nẵng đã cùng ngồi lại để có giải pháp tháo gỡ.
    Năm 2003 Công ty Tư vấn giao thông thủy (thuộc Tổng Công ty TVTK GTVT) đã khảo sát và lập dự án. Tuy nhiên Dự án chưa được phê duyệt vì Tư vấn chưa giải quyết được vấn đề mấu chốt là “Bài toán thủy văn”.
    Năm 2011, trên cơ sở đấu thầu công tác Khảo sát lập Dự án, Khảo sát lập thiết kế Bản vẽ thi công – Công ty CP Đầu tư xây dựng là đơn vị trúng thầu với đề xuất kỹ thuật, đề xuất tiến độ, đề xuất tài chính hợp lý nhất. Trên cơ sở này, Đường Việt đã hoàn thành nhiệm vụ lập Dự án và được phê duyệt tại Quyết định số 3896/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của UBND tỉnh Quảng nam.
    Một số quy mô chính : 
– Tuyến sông nạo vét : 19,7 Km
– Nạo vét, khơi thông lòng sông tại các lý trình Km0-Km0+800, Km1+687,8-Km4+800; Km8+100 – KM19+50 đạt tiêu chuẩn sông cấp IV;
– Luồng nạo vét : Chuẩn tắc luồng có bề rộng đáy luồng 40m, độ sâu luồng tàu 2,2m (-3,0m)
– Khu nước nạo vét : Tần suất mực nước thiết kế P95% (-0,7m);, độ sâu khu nước 1,3m (-2,0m)
– Công trình kè bờ gia cố bảo vệ chống sạt lở : 7.901m tại 08 vị trí co thắt, thủy diện hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn với các thông số kỹ thuật và kết cấu như sau : 
  + Tần suất mực nước chạy tàu thiết kế : P95%
  + Tần suất mực nước cao thiết kế : P4%
  + Chiều rộng đỉnh kè : 1,25m
  + Cao độ đỉnh kè : +2,5m
  + Giải pháp kết cấu : Đá hộc lát khan, đá học xây dày 30cm, trên lớp đá dăm sạn đệm dày 20cm, bố trí vải địa kỹ thuật chống thấm, trên lớp cát đệm đầm chặt.
  + Hệ thống cọc tiêu, báo hiệu, công trình, thiết bị, đảm bảo quản lý giao thông đường thủy nội địa.
  + Tổng vốn đầu tư : 625.525.000.000 đồng

Mặt bằng vị trí sông Cổ Cò
Phối cảnh Dự án Nạo vét khơi thông Sông Cổ Cò sau khi xây dựng hoàn thành

 Trên cơ sở hồ sơ khơi thông sông Cổ Cò trên chiều dài 20 Km toàn địa phận Quảng Nam, đọa giáp ranh giới Đà Nẵng có khoảng 1,2Km do Nhà đầu tư Chí Thành thực hiện đã đề nghị Tư vấn Đường Việt khảo sát và lập BVTC để thống nhất toàn dòng sông.
    Công ty CP Đường Việt đã hoàn thành hồ sơ với các nội dung chủ yếu sau : 
    Thiết kế BVTC nạo vét khơi thông sông Cổ Cò trên địa phận tỉnh Quảng Nam khu vực giáp ranh giữa tỉnh Quảng Nam và thành Phố Đà Nẵng. Với chiều dài nạo vét, khơi thông lòng sông 1.2Km đạt tiêu chuẩn song cấp IV, có bề rộng đáy luồng là 40m, tần suất mực nước thiết kế P95%. Phần bờ kè thiết kế gia cố bảo vệ và cảnh quan với tần suất mực nước cao thiết kế P4%, kết cấu bằng đá hộc lát khan.
    Dự án có tổng mức là 48.749.000.000 đồng. Hồ sơ khảo sát thiết kế hoàn thành xong trong 4 tháng ( năm 2013 ), và đã trình chủ đầu tư phê duyệt.

Phương án bờ kè nối sau khi khơi thông sông phân đoạn giáp ranh giới Đà Nẵng – Quảng Nam